7/10/2012

Bài 10: Lịch sử xã Thái Hà

III. TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA:

2. Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm và các thế lực phong kiến phản động.

Nằm ở vị trí án ngữ nhiều cửa sông trọng yếu trên bờ biển Đông của vùng đồng bằng Bắc Bộ trải qua hàng ngàn năm quật lập để dựng làng định cư, Thái Thụy nói chung, Thuyền Quan nói riêng, từ rất sớm đã phải đương đầu và trải qua biết bao hiểm hoạ thử thách trước nạn ngoại xâm và các thế lực phong kiến phản động. Trải qua nhiều biến cố lịch sử như thiên tai và chiến tranh, hầu hết các tài liệu lịch sử thành văn bị huỷ hoại, thất thoát. Tuy nhiên, dựa vào nhiều nguồn sử liệu khác nhau, đặc biệt là các bản thần tích, gia phả, các truyền thuyết… còn lưu giữ được cũng khắc hoạ được phần nào bức tranh lịch sử về tinh thần bền bỉ, quật cường, dũng cảm của cư dân nơi đây trong các cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước.

Ngay từ thuở sơ sử dưới các triều đại vua Hùng dựng nước Văn Lang, Thục An Dương Vương mở rộng cõi âu Lạc, cả vùng đất Thái Thụy đã có nhiều đóng góp trong công cuộc dựng nước của dân tộc Việt Nam.

Vào những thập kỷ đầu Công nguyên, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống chế độ cai trị của nhà Đông Hán, nhân dân khắp vùng Thái Thụy lại sục sôi hưởng ứng. Nhiều hào kiệt đã dựng cờ khởi nghĩa, chiêu tập dân binh, lập căn cứ chống giặc.
Nhà mẫu giáo xã  Thái Hà
Thế kỷ VI, vào mùa xuân năm 542, cuộc khởi nghĩa toàn dân do Lý Bí lãnh đạo bùng nổ, thành lập Nhà nước Vạn Xuân Thái Thụy là một trong những địa bàn được Lý Bí chọn là nơi tổ chức, xây dựng lực lượng đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa. Cuốn ngọc phả cổ, lưu tại đình Tử Các - xã Thái Hoà - Thái Thụy cho biết: Lý Bí, ngọc phả gọi là Lý Bân, sinh trong một gia đình ở hương Thái Bình, cha là Lý Công Trước, mẹ là Lương Thị Hằng. Lý Bí làm quan ở Cửu Đức Hà Tĩnh, không chịu khuất phục bởi ách đô hộ của nhà Lương, ông từ quan, tìm về Tử Đường trang (gồm Tử Các - xã Thái Hoà và Các Đông - xã Thái Thượng ngày nay) có thế đất thuận lợi làm nơi xây dựng bản doanh để phất cờ khởi nghĩa. Hưởng ứng lời hiệu triệu của ông, nhiều hào kiệt trong vùng đã chiêu mộ trai tráng tìm đến Tử Đường trang xin được hợp lực khởi sự. Được nhân dân khắp vùng ủng hộ, Lý Bí đã cho xây dựng các đồn luỹ quanh Tử Đường trang. Tướng Triệu Túc và con trai ông là Triệu Quang Phục được giao chỉ huy quân đóng ở Tả Đồn (miếu Đồn - xã Thái Hoà ngày nay). Liền kề đại bản doanh Tử Đường trang, Lý Bí cho dựng Vọng Hải đài để các thủ túc thân tín luân phiên canh giữ quan sát. Để chọn hiền tài, Lý Bí cho mở trường thi võ ở Đông Hồ - Thụy Phong và lập một biệt trại khảo hạch văn chương tại Văn Hàn - Thái Hưng.

Đại bản doanh Tử Đường cùng với một hệ thống đồn luỹ được xây dựng ở thượng lưu sông Trà Lý đã tạo thành thế nương tựa vững chắc của quân khỏi nghĩa trên miền đất trọng yếu ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Với lợi thế này, chỉ trong vài năm (542 - 544), cuộc khởi nghĩa của Lý Bí đã nhanh chóng lan rộng, quét sạch giặc Lương ra khỏi bờ cõi, dựng nên Nhà nước Vạn Xuân (năm 544). Lên ngôi vua, Lý Bí xưng là Lý Nam Đế không quên công lao của người dân trong vùng đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành quyền độc lập tự chủ, Lý Nam Đế đã hạ chỉ cấp đất Tử Đường trang làm Thang mộc ấp, miễn trừ sưu thuế binh lương và xuất 500 cân bạc trắng để cho dân làng lập miếu đền thờ phụng ngay trên đất đặt đồn doanh trước đó.

Ngày đăng: 10/07/2012

2 nhận xét:

  1. Nặc danh08:15 20/9/12

    Cũng kì công sưu tầm, nhưng phần ảnh minh hoạ và chú thích không chuẩn. Tắc môn chứ không phải Táp môn. Ảnh ghi đền Côn giang nhưng nhìn thì là nhà chùa,là hai cây bàng, là bức bình phong trước cửa. Tham đưa ảnh mà không tập trung làm cho người đọc băn khoăn. Chưa lột tả được đặc sắc của quê hương. Nhưng thế này cũng là tốt rồi. Chúc mạnh khoẻ và tiến bộ.
    Đây vẫn quê nhà, cầu cất cống Cun
    Khê quật, khê Cù, Thiền quan cổ kính
    Quê hương tôi có dòng Trà Lí
    Dẫu đi xa, lồng thao thức Hồn làng

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đã sửa lại chữ Táp môn và sao chép khổ thơ vào đây:
    http://xathaiha.blogspot.com/2011/04/anh-phong-canh.html
    Khổ thơ hay! Cảm ơn!

    Trả lờiXóa

Cảm ơn bạn đọc đã nghé thăm blog của chúng tôi và viết nhận xét.