II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT ĐAI, DÂN CƯ.
Vào triều Lê Sơ (1428 - 1527), lúc đầu chia nước ta thành 5 đạo, dưới đạo là trấn, phủ, huyện, châu, xã. Đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Lê Thánh Tông cho chia nhỏ các đạo thành 13 đạo, đồng thời bãi bỏ cấp hành chính trung gian là trấn, lộ, Thuyền Quan lúc này thuộc Nam Đạo, sau đổi là Đạo Sơn Nam.
Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 (1741), Lê Hiển Tông cho đổi đạo thành trấn và chia trấn Sơn Nam làm 2 trấn: Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Trấn Sơn Nam Hạ gồm 5 phủ: Thái Bình, Tiên Hưng (trước là Tân Hưng), Kiến Xương, Thiên Trường, Nghĩa Hưng. Trong thời Hậu Lê và sang cả thời Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII), đất đai của Thuyền Quan thuộc huyện Thanh Lan của phủ Tiên Hưng. Huyện Thanh Lan. Sau đổi gọi là huyện Thanh Quan thuộc phủ Tiên Hưng.
Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) triều đình cho chia lại cương vực và thay đổi tên gọi các trấn, lúc này Thuyền Quan (Thái Hà) thuộc trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), triều đình lại quyết định xoá bỏ trấn, thay bằng việc thành lập các tỉnh hạt, Thuyền Quan (Thái Hà) lại thuộc huyện Thanh Quan, tỉnh Nam Định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đọc đã nghé thăm blog của chúng tôi và viết nhận xét.