12/28/2011

Quách Hữu Nghiêm - Thái Phúc

Quách Hữu Nghiêm sinh ngày 3 tháng 10 năm Nhâm Tuất (1442). Tất cả anh em nhà ông (mà người anh cả là Quách Đình Bảo) đều theo học quan Tế tử Quốc tử giám Nguyễn Thành. Năm 1466, niên hiệu Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông, ông thi Đình đỗ Hoàng giáp.


Sau một thời gian làm quan ở Hàn lâm viện, ông được cử giữ chức Tả thị lang bộ Lễ. Năm 1484, ông được phong phó Đô ngự sử Ngự sử đài. Năm Canh Thân (1500), ông được thăng Thái thường tự khanh. Năm 1502, ông được cử làm Chánh sứ đi sứ nhà Minh.

Ông sinh vào năm Ất Sửu 1445, đến năm Bính Tuất 1466, ông đỗ Hoàng giáp lúc 21 tuổi. Lúc còn trẻ tài cao, hai anh em ông làm quan đồng triều, trải nhiều chức vụ cao. Năm Canh Tuất 1490, ông làm Phó đô ngự sử, rồi thăng Đô ngự sử và từng được giao nhiệm vụ coi việc thi Đình, làm Đề điệu trông coi hai khoa thi Đình năm Quý Sửu 1493, Bính Thìn 1496.

Chức Ngự sử đài Đô ngự sử là chức quan có trách nhiệm vạch tội những triều thần làm sai và can gián nhà vua. Ngự sử đài là cơ quan giám sát cao nhất của nhà nước phong kiến, đặt ở triều đình. Đô ngự sử là chức quan phụ trách ngự sử đài.

Hai anh em ông từng theo vua Lê Thánh Tông đi chinh chiến mở mang bờ cõi, hành quân đánh chiếm Chiêm Thành.

Năm Canh Thân 1500 ông làm Thái thường tự khanh, năm Nhâm Tuất 1502 ông sung chức Chánh sứ sang nhà Minh, được vua Minh khen ngợi có phong thái bậc người tài thời Tam đại. Vua Minh ban cho áo đại hồng có thêu con dê thần và đám mây bằng kim tuyến xen chỉ tơ sống, chỉ gai.

Trở về nước ông càng được trọng đãi, làm đến Thượng thư bộ Lại kiêm Đô ngự sử. Hai anh em đều cùng hàng Thượng thư đầu triều. Ngoài ra ông là tác giả nhiều thơ phú, nay đã thất lạc.

Quách Hữu Nghiêm mất vào ngày 9-9 năm Giáp Tý 1504. Dân làng mở hội đền tưởng niệm ông. Ngày nay ông được thờ cúng ở đền thuộc xã Thái Hà, huyện Thái Thuỵ, Thái Bình. Vua ban cho 54 mẫu ruộng để thờ phụng hương khói. Hàng năm, dân làng tổ chức hội Côn Giang để tưởng nhớ ngày mất của ông. Ông cũng là người được tôn vinh là danh nhân văn hoá của tỉnh Thái Bình.

Về sự kiện ông mất ngày 9/9 có nhiều giai thoại: 1. Theo gia phả, Cụ Nghiêm được Vua Minh ban cho cái tráp và dặn về đến ngã ba sông Côn Giang thì mở ra. Khi mở ra thì bão tố nổi lên, thuyền chìm. Hiện nay gia đình họ Quách thông qua một nhà tâm linh, đã xác định được còn có 72 quan quân tuỳ tùng mất theo Cụ khi thuyền chìm. Sự kiện còn có 72 quan quân tuỳ tùng mất theo chưa từng có ghi trong lịch sử.

2. Khi đi sứ, ông chơi thân với một thầy tầu giỏi tử vi. Trước khi ông về, được thầy tầu xem và báo ngày mất http://nguoidaibieu.vn/baocu/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/4/ContentID/64970/Default.aspx. Quách Hữu Nghiêm là người sống phóng khoáng, rất có tài biện luận. Khi phụng mệnh đi sứ sang Trung Quốc, gặp một người giỏi về đẩu số, chơi với nhau rất thân ái, nên lúc Quách Hữu Nghiêm về, người ấy trao cho một phong thư và bảo: Về đến nhà hãy mở ra xem. Tới kinh sư, Quách Hữu Nghiêm mở thư thì chỉ thấy có một mảnh giấy, ghi rõ ngày mất của Quách Hữu Nghiêm và câu đề tiếp là ông sẽ được làm Thành Hoàng xã Thuyền Quan(4). Huyện ấy sẽ lập miếu thờ ở bến sông. Quách Hữu Nghiêm không thích lời sấm ấy nhưng quả là ông về nước được mấy năm thì mất, sau thường hiển linh ở xã Thuyền Quan, do vậy, dân ở đấy lập đền thờ ở cạnh ngã ba sông, hàng năm theo mùa cúng tế".

Phim tài liệu về hai Cụ Quách Đình Bảo và Quách Hữu Nghiêm do VTV2 thực hiện nhân dịp lễ hội đền Côn Giang và ngày giỗ của cụ Quách Hữu Nghiêm 9/9 Canh Dần niên, tức 16/10/2010, xem phim tại đây

Tài liệu tham khảo còn có Nam Châu đồng phả, bản gốc tiếng Hán. Năm 1976 được Ty Văn hoá Thái Bình dịch sang tiếng Việt.

Ngày đăng 01/06/2011

1 nhận xét:

Cảm ơn bạn đọc đã nghé thăm blog của chúng tôi và viết nhận xét.