6/03/2011

Huyện Thái Thụy

Huyện Thái Thụy là một huyện ở phía Đông tỉnh Thái Bình. Huyện lỵ là thị trấn Diêm Điền. Huyện thành lập từ ngày 17 tháng 6 năm 1969 do hợp nhất 2 huyện Thái Ninh với Thụy Anh.

Huyện Thái Thụy nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đông Hưng (Thái Bình), phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ. Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là: huyện Vĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông Hóa), huyện Tiên Lãng ở phía Đông Bắc (ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sông Thái Bình). Phia Nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý. Chính giữa huyện có con sông Diêm Hộ chảy qua theo hướng Tây - Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích.
* Diện tích: 257,1 km².
* Địa hình: đồng bằng duyên hải. Sông Hóa, sông Diêm Hộ, sông Trà Lý chảy qua; có cửa Thái Bình, cửa Diêm Hộ, cửa Trà Lý.

Điều kiện tự nhiên
Huyện Thái Thụy nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của 2 con sông lớn Thái Bình và Trà Lý, địa hình có xu thế cao dần về phía biển, có 27 km bờ biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt với các sông chính là sông Hoá, Sông Diêm Hộ và sông Trà Lý. Sông Hoá chảy qua phía Bắc của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái Thụy và huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng đổ ra biển Ở cửa Thái Bình. Sông Diêm Hộ chảy từ Tây sang Đông chia huyện thành 2 khu: Khu bắc và khu Nam, đổ ra biển ở cửa Diêm Điền. Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chạy qua phần phía Nam huyện, phân định ranh giới giữa huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải và Kiến Xương, đổ ra biển ở cửa Trà Lý.

Khí hậu Thái Thụy thuộc vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ven biền Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ Trung bình trong năm từ 22 - 24c; độ ẩm trung bình 86-87%; lượng mưa trung bình 1.788 mm/năm.

Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, tập trung tại các xã ven biển, có tác dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hoà khí hậu và có giá trị lớn về cảnh quan môi trường, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển, có cồn đen rộng hàng chục ha là nơi cớ thể phát triển ngành du lịch biển.

Với bờ biển đài 27 khi và hàng chục nghìn km2 lãnh hải, có 3 của sông lớn hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa, vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú. Theo số liệu điều tra của Việnnghiên cứu Hải sản 1, trong vừng biển Thái Thụy có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế cao, 10 loài tôm, 5 loài mực, v.v...

Hành chính
Gồm thị trấn Diêm Điền và 47 xã là: Thụy Ninh, Thái Thủy, Thái Xuyên, Thái Thượng, Thái Hòa, Thụy Chính, Thụy Dân, Thụy Duyên, Thụy Thanh, Thụy Phong, Thụy Sơn, Thụy Phúc, Thụy Hưng, Thụy Việt, Thụy Dương, Thụy Văn, Thụy Bình, Thụy Liên, Thụy Hà, Thụy Lương, Thụy Quỳnh, Thụy Trình, Hồng Quỳnh, Thụy Hồng, Thụy Dũng, Thụy Tân, Thụy An, Thụy Hải, Thụy Xuân, Thụy Trường, Thái Giang, Thái Sơn, Thái Hà, Thái Phúc, Thái Dương, Thái Hồng, Thái Thuần, Thái Thành, Thái Thịnh, Thái Thọ, Thái Học, Mỹ Lộc, Thái Tân, Thái Đô, Thái Hưng, Thái An, Thái Nguyên).

Kinh tế
Trồng lúa nước, lạc, cói, khoai lang, thuốc lào. Chăn nuôi: lợn, tôm, cá. Đánh bắt hải sản, làm muối, chế biến nước mắm. Thủ công dệt, đan chiếu cói. Nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng khắp huyện là làng mây tre đan xuất khẩu thôn Lục Nam xã Thái Xuyên

Giao thông
Quốc lộ 39, tỉnh lộ 39B, 47, 216, 460 chạy qua; đường thủy trên sông Trà Lý, Diêm Hộ, Sông Hóa. Huyện có hai bến xe lớn là Chợ Lục (xã Thái Xuyên) và Diêm Điền

Văn hóa, du lịch
Huyện Thái Thụy có nhiều địa điểm du lịch nghỉ mát như bãi biển Cồn đen (thuộc xã Thái Đô), rừng ngập mặn ven biển Thụy Xuân - Thụy Trường, Rừng ngập mặn ven biển xã Thái Thượng - Thái Đô (trong phạm vi Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng): , với rất nhiều loài chim quý hiếm như sếu đầu đỏ, cò,... và các loại thủy hải sản quý như ngao, tôm sú, cua..., mặt khác trong huyện cũng có rất nhiều các khu du lịch văn hóa nổi tiếng của tỉnh Thái Bình như lễ hội Đền Hét (xã Thái Thượng), Đền Tam Tòa (xã Thụy Trường), Đình Từ và Đình Đông xã Thái Xuyên là những nơi thờ các vị anh hùng của dân tộc như Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo.

Thái Thụy là huyện mới được thành lập bởi 2 huyện cũ là Thụy Anh và Thái Ninh (tên cũ là huyện Thanh Quan) , thị trấn là Diêm Điền, tại đây có cảng biển, hàng Trung Quốc nhiều. Hai bộ phận Thái và Thụy dược phân chia bởi sông Diêm Hộ, huyện có rất nhiều xã, bên Thụy gồm xà Thụy Hà, Thụy Hải, Thụy Lương, Thụy Trường... Bên Thái gồm nhiều xã như xã Thái Thịnh, xã Thái Tân, Thái Hưng, Thái Xuyên, Thái Thành, Thái Thọ... Xã Thái Thịnh là căn cứ cách mạng thời chống Pháp, trước đây được nổi danh là làng Thần đồng, Thần huống. Là quê hương anh hùng dân tộc Lý Bí. Có nhiều chiến công trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Quê hương của Nguyễn Đức Cảnh, người tham gia rất sớm vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Thái Thụy còn nổi tiếng với món giỏi nhệch, cá khoai, chả cá, sứa chua... Trên địa bàn của huyện có các trường THPT như THPT Thái Ninh, Thái Phúc, Đông Thụy Anh, Tây Thụy Anh...

Hiện nay huyện này cũng đã có kế hoạch của UBND tỉnh Thái Bình ngày 3/10/2007 về việc tách đôi huyện ra làm hai như là lịch sử đã biết đến để thành 2 huyện như cũ đó là Thụy Anh và Thái Ninh. Người ta sẽ lấy xã Thái Hưng làm trung tâm, lập nên thị trấn Thái Ninh. Nơi đây sẽ được các cơ quan chính của huyện đóng làm trụ sở. Thị trấn dài từ Cầu Cau đến chợ Bái.
Thái Thuỵ quê ta từ thuở nào
Cha ông dựng đất hạ núi cao
Sơn hà san xuống cho bằng phẳng
Để đất quê ta hết núi nào
Thái Thuỵ quê ta đẹp biết bao
Mặt biển phì nhiêu cá tôm vào
Đã bao cha anh cùng dựng, giữ
Quân thù mò tới đuổi dẹp tan
Đăng ngày 01/07/2011
Nguồn: Internet 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đọc đã nghé thăm blog của chúng tôi và viết nhận xét.